Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cảnh giác với nguyên nhân và biểu hiện của bệnh Basedow

0

Cập nhật vào 07/12

Basedow là căn bệnh phổ biến gây rối loạn tuyến giáp. Khi mới được phát hiện vào những năm 1950, bệnh Basedow có tỷ lệ tỷ vong gần 100%.

Nhưng hiện nay, nếu nguyên nhân và biểu hiện của bệnh Basedow được phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Theo nghiên cứu Wickham (Anh), mỗi năm có 100 – 200/100.000 dân số thế giới nhiễm bệnh Basedow.

Bệnh Basedow (nhiễm độc giáp) là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất thừa các hóc-môn liothyronin, levothyroxin gây rối loạn chuyển hóa cơ thể.

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn tập trung ở độ tuổi 20 – 40. Đây là bệnh nội tiết thường gặp ở Việt Nam, chiếm 45,8% các bệnh nội tiết và 2,6% các bệnh nội khoa điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Lê Huy Liệu). Hãy cùng chúng tôi tham khảo nguyên nhân và biểu hiện của bệnh Basedow sau đây:

Nguyên nhân của bệnh Basedow

Bệnh Basedow gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm xuất hiện bướu ở cổ. Đây là vị trí quan trọng của hệ thống nội tiết. Nó giúp truyền hoóc-môn vào máu để cân bằng chuyển hóa chất. Thông thường, tuyến yên sẽ phát ra tín hiệu kích thích tuyến giáp, thông báo về liều lượng hóc-môn phù hợp.

Nhưng với bệnh Basedow, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể LATS chỉ đạo tuyến yên tạo quá nhiều hóc-môn kích thích tuyến giáp. Hệ quả là đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây ra bướu cổ.

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Dù vậy, các nghiên cứu cho thấy, những trường hợp sau thường có nguy cơ mắc bệnh Basedow cao hơn:

  • Người có gia đình, người thân với tiền sử mắc bệnh Basedow.
  • Người hút thuốc, hoặc gián tiếp hút thuốc nhiều cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Người đang mắc các bệnh tự miễn dịch khác.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh.
  • Các cá nhân thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng.

Ngoài ra để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn có thể tham khảo thêm tại: hellodoctors.vn.

Biểu hiện của bệnh Basedow

Tùy theo số lượng hóc-môn tuyến giáp trong cơ thể mà người mắc Basedow có những biểu hiện khác nhau. Với những bệnh nhân mới mắc bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tay chân mỏi mệt hay bị sưng phồng, chuột rút.
  • Ngón tay đau nhói.
  • Dễ mất thăng bằng
  • Da vàng, khô, không chịu được lạnh.
  • Tóc cứng, rụng nhiều.
  • Bướu cổ.
  • Táo bón.
  • Tinh thần, trí nhớ giảm sút.
  • Kinh nguyệt rối loạn.
  • Tim đập chậm.
  • Phù niêm mặt.

Khi bệnh phát triển lên mãn tính, các dấu hiệu sẽ thay đổi khác biệt như:

  • Bệnh nhân thường xuyên thấy bồn chồn hoặc giận dữ vô cớ.
  • Tim đập nhanh.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Sợ nóng và dễ bị đổ mồ hôi.
  • Sút cân, kén ăn hơn.
  • Tuyến giáp phì đại,bướu thường lớn hơn 2 lần so với bệnh bướu cổ thông thường.
  • Phù niêm trước xương chày (mặt trước chân).
  • Da mỏng, nhợt nhạt; móng tay yếu; tóc dễ rụng.
  • Giảm ham muốn.
  • Mất ngủ.
  • Đặc biệt, mắt bị đau nhức do tăng nhãn áp, hốc mắt bị phù, xung huyết củng mạc.

biểu hiện của bệnh Basedow 2

Bướu cố là biểu hiện của bệnh Basedow.

Các dấu hiệu của bệnh Basedow rất khó nhận thấy rõ rệt. Những người không mắc bệnh cũng thường có triệu chứng tương tự. Do vậy, nếu nhận thấy mình có phần lớn các dấu hiệu trên, bạn cần đi khám để xác định rõ bệnh lý. Bệnh Basedow có thể dễ dàng điều trị khi bệnh được phát hiện kịp thời.

Cách xét nghiệm phát hiện Basedow

Căn bệnh Basedow sẽ gây rất nhiều trở ngại trong cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn phát hiện các nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh Basedow, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán chính xác. Bệnh Basedow sẽ được phát hiện với 3 xét nghiệm đơn giản sau:

  • Xét nghiệm nồng độ hóc-môn

Mẫu máu của bạn sẽ được lấy để kiểm ra nồng độ hóc- môn tuyến giáp và tuyến yên. Ở người bệnh Basedow, số lượng hóc-môn tuyến giáp sẽ cao kèm theo số lượng hóc-môn tuyến yên giảm. Đôi khi, sự thừa hóc-môn tuyến giáp cũng xuất hiện ở người không có dấu hiệu Basedow. Lúc này, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hoặc hẹn tái khám để kiểm tra lại nồng độ hóc-môn.

  • Chụp tuyến giáp (Radioactive Iodine Uptake – RAIU)

Một tấm phim chụp RAIU cho thấy tuyến giáp hấp thụ bao nhiêu lượng chất Iodine phóng xạ. Tuyến giáp hấp thụ nhiều hơn bình thường là dấu hiệu của bệnh Basedow. Phương pháp xét nghiệm này loại trừ các khả năng khác của cường giáp, cho kết quả nhanh hơn.

  • Xét nghiệm kháng thể

Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để tìm kháng thể miễn dịch gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp.

>> Những thực phẩm không tốt đối với người bị đau nửa đầu

Được tổng hợp bởi tangquahay.net

 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.