Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bể cá mini handmade thú vị cải thiện không gian nhà

0

Cập nhật vào 07/02

Gần đây loại bể cá mini handmade đang rất được ưa chuộng. Và chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tự làm bể cá mini ở bài viết này vừa rẻ lại vừa đẹp nhé!

Trước hết để làm bể cá bằng kính thì không thể nào cắt bằng tay được. Vậy nên mình nghĩ là bạn có thể mang nó ra cửa hàng kính bảo họ cắt cho. Trước khi cắt thì bạn nên định sẵn kích thước bể cá sao cho hợp với không gian của mình đã nhé!!

1. Cách làm bể cả mini

Bể cá mini handmade thú vị cải thiện không gian nhà
Bể cá mini handmade thú vị cải thiện không gian nhà

Chuẩn bị:

  • Kính gương trong.
  • Keo dán kính: Hoàn toàn có thể mua được ở cửa hàng bán đồ chuyên dụng.
  • Khung gỗ (cái này cần kiến thức một chút)

Cách làm bể cá mini:

Bước 1: Cắt kính.

Nếu không phải thợ chuyên nghiệp và không có dụng cụ thì bạn không thể nào cắt bằng tay được. Do đó, bạn có thể mang kính ra cửa hàng kính bảo họ cắt cho theo đúng kích thước cần thiết.

Bước 2: Dán kính tạo bể cá.

Bạn dùng keo gắn kính chuẩn bị trước gắn cố định các mảnh kính đã cắt với nhau. Lưu ý, găn sao cho các cạnh khớp và bể cả đẹp nhất.

Có mấy vấn đề bạn nên lưu ý như sau:

  • Nếu bể cá mini của bạn nhỏ sẽ không sao, keo dán kính có thể chịu được lực.
  • Nếu bể cá hơi lớn hơn một chút thì bạn cần phải có nẹp bên ngoài bằng nhôm hoặc là gỗ chẳng hạn.

Bước 3: Tạo các khung gỗ cho bể cá.

Ở bước này, bạn có thể nhờ thợ mộc làm giúp nếu không thực hiện được. Vậy là đã xong phần bể cá. Tiếp theo đến phần trang trí bể cá cảnh mini.

2. Trang trí bể cá cảnh mini

Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ phải rải một lớp sỏi để lót nền dưới đáy bể. Cách làm này là để rễ cây không bị thối vì đây là nơi trú ẩn của vi sinh vật phân hủy chất thải và thức ăn thừa của cá.

Bước 2: Bỏ vào trong đó một lớp phân vi sinh nhả chậm và không tan trong nước. Phân vi sinh sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng chính giúp cây phát triển xanh tốt.

Bước 3: Tiếp theo lại tiếp tục rải lớp sỏi nữa lên trên bề mặt nền phân để tạo chỗ bám cho rễ cây – sau này rễ sẽ tự ăn sâu xuống dưới.

Bước 4: Khâu tiếp theo đó là cắm cây bằng kéo hoặc panh y tế.

Bước 5: Để cho bình được sạch sẽ thì phải đổ đầy nước vào bình, đổ cho tràn bình để những chất bụi bẩn váng tràn ra ngoài.
Cần cần ánh sáng để quang hợp và phân cũng sẽ bắt đầu nhả chất dinh dưỡng. Để lấy ánh sáng quang hợp cho cây thì chỉ cần dùng một chiếc bóng đèn bạn compact công suất khoảng 15 – 20W là được. Chú ý là không dùng đèn sợi đốt bởi vì loại đèn này sinh nhiệt cao và cây của bạn có thể trở thành món rau luộc.

Lúc đầu bể mới làm, cây chưa lớn và chưa phát triển nên sẽ chưa được đẹp cho lắm. Hãy chờ đợi một thời gian ngắn nhé! Khi bể cá phát triển ổn định thì bạn có thể cho cá vào thả được rồi.

Các tên gọi khác của bể cá mini một số bạn vẫn thường gọi như: bể thủy sinh mini, hồ thủy sinh mini, bế cá cảnh nhỏ, chậu cá cảnh, bình nuôi cá cảnh hay bình thủy tinh nhỏ nuôi cá cảnh.

3. Nuôi cá gì trong bể cá mini

Cá bảy màu

Bể cá mini handmade thú vị cải thiện không gian nhà-1
Cá bảy màu có nhiều màu sắc sặc sỡ

Đây được xem là một trong những dòng cá dễ nuôi, dễ sinh sản và khá phổ biến trên thị trường. Chúng có nhiều màu sắc rực rỡ, phong phú và đa dạng. Nếu bạn muốn bể cá nhà mình trở nên sống động và nhiều màu sắc hơn thì cá bảy màu là sự lựa chọn thông minh đấy.

Cá Betta

Bể cá mini handmade thú vị cải thiện không gian nhà-2
Cá Betta – Loài cá đẹp được nhiều người lựa chọn

Là một loại cá có kích thước nhỏ, cá Betta cũng là một trong những loại cá được nhiều dân chơi cá cảnh lựa chọn bởi vô cùng dễ nuôi. Thức ăn dành cho cá vô cùng đơn giản và dễ tìm. Cá có tuổi thọ khá cao và bạn không cần phải thay nước liên tục cho bể.

Cá sặc gấm (cá sặc gấm)

Bể cá mini handmade thú vị cải thiện không gian nhà-3
Loài cá này nổi bật với màu sắc lung linh

Đây là một trong những loài cá sặc cảnh đẹp nhất đồng thời phù hợp nhất khi nuôi trong bể cá mini. Loại cá này nổi bật với những màu sắc lung linh, cùng với đặc tính thích nghi nhanh với môi trường, hiền lành nên dễ ghép đôi với các loại cá khá trong bể cá cảnh. Thân cá sặc gấm hiện có rất nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn như màu xanh dương, màu hồng đỏ, màu xanh lục,… vô cùng bắt mắt.

4. Một số lưu ý nuôi cá trong bể cả mini không bị chết

Tại sao nuôi cá trong bình thủy tinh bị chết?

Nguyên nhân: Bể nhỏ và không có máy oxy nên cá sẽ chết.
Cách khắc phục: Nếu bể thủy tinh bạn không có máy oxy thì chỉ nên lựa chọn các loài cá khỏe mạnh, có khả năng sống trong môi trường nghèo oxy như cá betta ( cá xiêm đá ) loài cá này chỉ nuôi riêng 1 con trong 1 bể.

Số lượng cá trong bể thủy sinh

Cá betta không cần máy sủi oxy, 1 tuần thay nước 1 lần, 2 ngày cho ăn 1 lần trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn viên, thêm 1 cộng rông đuôi chó là thích hợp.

Mật độ nuôi cá quá nhiều cũng dẫn tới thiếu oxy và nước bẩn, dẫn đến chết cá. Nuôi cá trong bể thủy tinh thì nuôi càng ít cá càng tốt nhé, 1 đến 3 con thôi là tốt.

Cho ăn quá nhiều sẽ làm bẩn nước và cá ăn quá no cũng chết. Khoảng 2,3 ngày ta cho ăn 1 lần là được rồi, mỗi lần cho ăn chỉ cần cho ăn ít thôi nhé. Cá nhịn đói vài ngày không chết, chứ ăn no căng là chết đấy. Cách nuôi này chấp nhận cá gầy gò tí.

Có nên thay nước thường xuyên không?

  • Vì bể thủy tinh nhỏ nên nước nhanh bẩn, dẫn đến các bạn thay nước thường xuyên sẽ làm cá sock nước và chết.
  • Nước máy nuôi cá cần xử lý bằng cách chứa nước trong thau chậu, sau 24h khí clo bốc hết đi mới nuôi cá được nhé.
  • Mỗi lần thay nước ta nên thay từ 50 đến 70% nước thôi, để cá không bị sock, nuôi lâu ngày khi cá đã quen nước, ta tăng lên thay 80 rồi mới đến 100% nước.

Trên đây là một số chia sẻ cách làm, cách trang trí và nuôi cá trong bể cá mini. Bể cá kiểu này không tốn nhiều diện tích mà vẫn có tác dụng trang trí nhà đẹp.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.