Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh teo cơ mông

0

Cập nhật vào 18/12

Bệnh teo cơ mông có thể làm biến dạng vùng mông, phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bạn có thể phòng tránh được nếu biết rõ nguyên nhân gây bệnh.

Nào hãy cùng tham khảo nguyên nhân, cách điều trị bệnh teo cơ mông và cách phòng tránh bệnh sau đây:

1. Bệnh teo cơ mông là gì?

Vùng mông là một vùng có chứa nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ chậu hông đi qua để xuống chi dưới. Vùng mông được giới hạn bởi:

  • Ở trên: mào chậu
  • Dưới: nếp lằn mông
  • Trong: rãnh liên mông (mào xương cùng)
  • Ngoài : từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển lớn
  • Cơ vùng mông gồm 10 cơ được chia thành 3 lớp:

Lớp nông:

  • Cơ mông lớn : Tác dụng dạng và duỗi đùi
  • Cơ căng mạc đùi: Tác dụng căng mạc đùi, gấp đùi, duỗi cẳng chân

Lớp giữa:

  • Cơ mông nhỡ: Tác dụng dạng đùi, bó trước gấp và xoay trong,
  • Bó sau xoay đùi, nghiêng chậu hông

Lớp sâu: Tác dụng xoay ngoài đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở tư thế gấp.

Cơ mông bé:

  • Cơ hình quả lê
  • Cơ bịt trong
  • Cơ sinh đôi trên
  • Cơ sinh đôi dưới
  • Cơ vuông đùi
  • Cơ bịt ngoài

Các bó thần kinh quan trọng chi phối vùng mông:

  • Thần kinh bì đùi
  • Thần kinh thẹn
  • Thần kinh ngồi: đây là nhánh thần kinh cùng lớn nhất, chi phối cảm giác và vận động phần lớn chi dưới

Trong đó, cơ mông lớn là cơ lớn nhất trên cơ thể. Đây cũng là cơ chủ lực giúp cơ thể thực hiện vô số các cử động như: Đi bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy, ngồi xổm, đứng tấn…..Cũng chính vì vậy khi vùng cơ mông bị teo, cơ mông lớn là cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất và nghiêm trọng nhất.

Teo cơ mông là tình trạng teo khối cơ và giảm sức cơ vùng mông. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng teo cơ mông, trong đó, ngồi nhiều, ít vận động là nhóm nguyên nhân hàng đầu. Teo cơ vùng mông không chỉ đơn thuần gây giảm sức cơ vùng như các tình trạng teo cơ vùng khác, mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư thế, dáng đi và một số hoạt động khác như: chạy bộ, nhảy….Tùy theo nguyên nhân mà teo cơ có thể xảy ra một bên hoặc cả hai bên.

2. Nguyên nhân gây bệnh teo cơ mông

Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh teo cơ mông 1
Ngồi nhiều, ít vận động gây teo cơ mông

Ngồi nhiều

Ngồi nhiều, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây teo cơ mông ở người bình thường. Theo thống kê, hiện nay, thời gian ngồi trung bình trong một ngày của chúng ta ngày càng tăng, lên đến 16h/ ngày. Khi ngồi, các nhóm cơ vùng mông chịu lực tì đè khá lớn, không được co giãn tốt. Lâu dần, sức mạnh cơ yếu lại, khối cơ vì vậy mà cũng teo đi. Đối tượng văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao nhất trong nhóm nguyên nhân này.

Viêm khớp vùng chậu

Đây là một bệnh khớp thường xảy ra sau mắc các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu,… phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mang thai, sau sinh là đối tượng hay mắc phải chứng bệnh này. Viêm khớp cùng chậu có tiến triển mãn tính, kéo dài, gây đau, có thể khiến bệnh nhân mất ngủ kéo dài, tâm trạng buồn rầu, lo lắng.

Viêm khớp vùng chậu có thể lan ra gây tổn thương các dây thần kinh tọa làm teo cơ đùi, cơ mông. Ở phụ nữ, sau khi có thai vài tháng bệnh sẽ xuất hiện và kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

Tình trạng bệnh này nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì thế người bệnh cần phải chú ý, hiểu biết hơn về bệnh này để có thể chủ động phát hiện và đến khám chữa bệnh kịp thời ở các chuyên khoa cơ xương khớp. Ngoài ra để biết được các triệu chứng của bệnh là gì, các bạn có thể tham khảo thêm tại: triệu chứng teo cơ.

Đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường sẽ gây ra bệnh lý thần kinh với sự hoại cơ gây đau đớn, đồng thời có thể ảnh hưởng đến đùi, cẳng chân và vùng mông. Bên cạnh đó, chứng bệnh còn gây ra giảm phản xạ, giảm sức cơ ở chi dưới và sụt cân rất thường xảy ra. Theo nhiều chuyên gia y học thì đây có thể là một thể của bệnh lý đám rối thần kinh thắt lưng – cùng (lumbosacral plexopathy), chủ yếu từ L2 đến L4.

Do biến chứng sau khi tiêm vào vùng mông

Người bệnh sử dụng thuốc corticoid dạng tiêm bắp để điều trị bệnh khớp (điển hình là viêm đa khớp dạng thấp), bệnh suyễn, bệnh da dị ứng,… Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây biến chứng nguy hiểm như chậm lớn ở trẻ nhỏ, rối loạn cơ xương làm teo cơ, yếu cơ, loãng xương có thể dễ gãy xương,…

Tổn thương thần kinh

Chấn thương gây tổn thương thần kinh trung ương vùng thắt lưng cùng- cụt cũng thường gây ra teo cơ vùng mông. Các tổn thương ở não do nhồi máu não cũng gây ra, nhưng lúc này thường sẽ kèm theo liệt cơ chân , tay kèm theo.

Loạn dưỡng cơ

Loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker thường gây teo cơ chi dưới. Tuy nhiên, nhóm cơ chân là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất và trước nhất. Teo cơ mông thường khởi phát vào giai đoạn muộn của bệnh.

3. Cách điều trị bệnh teo cơ mông

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ mông. Người bị teo cơ mông cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm, protein, vitmin B.

Nhiều chuyên gia y tế cũng đang nghiên cứu và xây dựng một số chế độ ăn chứa nhiều glutamin, creatine để hỗ trợ điều trị bệnh teo cơ mông hiệu quả.

Tập vật lý trị liệu

Đây cũng là một cách điều trị cơ bản và cần thiết cho người bị teo cơ mông, tuy nhiên hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng bệnh.

Nếu là nguyên nhân do ít vận động như ngồi nhiều một chỗ, chấn thương vùng mông thì tập vật lý trị liệu sẽ cải thiện tình trạng bệnh một cách rõ rệt, có không ít trường hợp người bệnh đã quay về tình trạng như trước khi bị bệnh teo cơ.

Thuốc điều trị

Trước tiên bạn cần bổ sung một số loại thuốc làm chậm sự phát triển của bệnh, bao gồm Corticoid, Azathioprin, Nifedipine, Diltiazem, Thuốc tạo cơ: Yếu tố phát triển giống Insulin, Chất ức chế Myostatin. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng và hỗ trợ như Coenzyme Q10, Leucine, Creatine.

4. Cách phòng tránh bệnh teo cơ mông

Luyện tập thể dục thể thao

Việc thiếu vận động lâu ngày có thể dẫn đến sự tiêu hủy cơ bắp, là tiền đề của bệnh teo cơ. Vì vậy để tránh mắc bệnh teo cơ mông, bạn nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là các động tác liên quan đến vùng cơ mông.

Sử dụng thuốc

Nhiều chuyên gia ý tế khuyên rằng bạn nên sử dụng Testosterol nhằm điều hòa khối lượng cơ trong cơ thể và các steroid tổng hợp giúp tăng khối lượng cơ ở những người khỏe mạnh bằng cách gia tăng quá trình tổng hợp protein nhằm hạn chế các tình trạng teo cơ.

> 9 thực phẩm giúp giải tỏa căng thẳng, stress khi mang thai

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.