Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Gia sư nên làm gì để học sinh lớp 6 hứng thú với môn Văn?

0

Cập nhật vào 23/06

Kiến thức ngữ văn lớp 6 có rất nhiều điểm khác biệt so với hồi tiểu học chính bởi vậy gia sư cần phải tìm ra bí quyết để giúp trẻ có hứng thú với môn học này.

1. Chương trình ngữ văn lớp 6 có gì khó?

Khi học tiểu học, môn tiếng Việt kiến thức đơn giản với những mẩu chuyện, bài văn miêu tả, học sinh dễ dàng có thể tiếp thu và hiểu bài.

Tuy nhiên bước vào lớp 6, chương trình học nhiều hơn, các kiến thức sâu hơn. Các em bắt đầu phải đọc hiểu các tác phẩm văn học dài như truyền thuyết, cổ tích: Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Em Bé thông minh, Sự tích Hồ Gươm…

Kiến thức ngữ văn lớp 6 “nặng” hơn nhiều so với bậc tiểu học

Kiến thức ngữ văn lớp 6 “nặng” hơn nhiều so với bậc tiểu học

Những tác phẩm ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi… các tác phẩm văn học hiện đại: Sông nước Cà Mau, Buổi học cuối cùng, Cô Tô, Lòng yêu nước… đòi hỏi sự tư duy và khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức tốt.

Hầu hết các em khi tiếp xúc với kiến thức văn học lớp 6 gặp khá nhiều khó khăn ở thời gian ban đầu. Nhiều em thậm chí còn sợ và chán nản khi học bộ môn này. Không ít bậc phụ huynh quyết định thuê gia sư dạy để cải thiện kết quả học tập ở trẻ.

Đối với những học sinh không yêu thích ngữ văn 6 thì gia sư cần phải đưa ra những phương pháp dạy hấp dẫn riêng, kích thích sự hứng thú với môn học.

Chia sẻ với bạn kinh nghiệm thuê và quản lý gia sư kèm con tại nhà hiệu quả tại bài viết: https://giasuviet.com.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-tim-gia-su-giup-con-hoc-tap-hieu-qua-nhat.html

2. 3 điều gia sư nên làm giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tập Ngữ văn

Tạo thiện cảm với học sinh

Đây là kỹ năng quan trọng mà gia sư dạy môn nào cũng cần phải có. Tâm lý trẻ vốn rất đơn giản, một người thầy, người cô cho các em thiện cảm tốt, các em yêu thích thì các em sẽ chăm chỉ, ngoan ngoãn học tập.

Ngược lại ngay từ ban đầu gặp gỡ bạn đã gây ấn tượng xấu với trẻ sẽ khiến các em luôn có thái độ chống đối và miễn cưỡng, kết quả học tập khó tiến bộ.

Gia sư nên tạo thiện cảm với học sinh ngay từ buổi dạy đầu tiên

Gia sư nên tạo thiện cảm với học sinh ngay từ buổi dạy đầu tiên

Vậy làm thế nào để tạo thiện cảm với trẻ? Đây là câu hỏi rất nhiều gia sư thắc mắc.

Thực ra rất đơn giản, trong buổi dạy đầu tiên thay vì bắt trẻ ngồi ngay vào bàn học thì gia sư nên dành thời gian trò chuyện, hỏi nhiều về sở thích và những câu chuyện xung quanh cuộc sống của trẻ.

Trẻ rất thích được lắng nghe, trong cuộc trò chuyện gia sư có thể kể 1 số truyện hài vui vẻ để tinh thần trẻ thoải mái.

Gia sư có thể chuẩn bị món quà nho nhỏ để “ra mắt” học trò mới của mình. Món quà ấy không cần giá trị, có thể chỉ là một cái kẹo mút, thanh socola, cuốn sổ nhỏ xinh xắn… là được.

Chỉ từng ấy thôi cũng đủ để gia sư ghi điểm trong mắt trẻ, trẻ khi yêu quý cô sẽ nghe lời và cố gắng học tập chăm chỉ hơn.

Đưa ra cách dạy học phù hợp với trình độ của trẻ

Một trong những lý do khiến trẻ cảm thấy không thích và hứng thú khi học ngữ văn là do trẻ thấy kiến thức khô khan, khó hiểu, cách truyền đạt của giáo viên không hấp dẫn. Không hiểu bài dẫn đến kết quả các bài kiểm tra thấp, trẻ lại càng sợ môn học này hơn.

Gia sư muốn trẻ hứng thú với môn này thì cần phải tìm ra phương pháp truyền đạt mới phù hợp với trình độ và khả năng tiếp nhận của trẻ.

Muốn vậy thì gia sư cần đưa ra bài kiểm tra test thử xem trẻ đang yếu phần nào, hỏi trực tiếp những vấn đề trẻ gặp khó khăn khi học ngữ văn. Từ những thông tin tổng hợp được thì gia sư dễ dàng vạch ra phương pháp dạy hiệu quả phù hợp với trẻ nhất.

Gia sư nên nghiên cứu và tìm cách dạy phù hợp tính cách và năng lực của trẻ

Gia sư nên nghiên cứu và tìm cách dạy phù hợp tính cách và năng lực của trẻ

Trẻ luôn yêu thích học trực quan sinh động, chính bởi vậy gia sư nên hạn chế dạy theo kiểu đọc chép.

Bạn có thể giúp trẻ học bằng sơ đồ tư duy, ưu điểm của sơ đồ tư duy là trẻ nắm khái quát kiến thức, biết được các ý chính, sơ đồ tư duy màu sắc rực rỡ, sinh động cũng khiến trẻ thích thú hơn.

Ngoài ra phương pháp dạy bằng powerpoint, học qua video, hình ảnh sẽ thú vị hơn, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ tập trung và thích thú học hơn đấy!

Động viên, khen ngợi trẻ tiến bộ

Trong quá trình dạy gia sư cần sự kiên nhẫn, không nên quát mắng học trò, giải đáp tận tình những chỗ học sinh chưa hiểu. Ở giai đoạn đầu có thể trẻ vẫn chưa bắt được nhịp kiến thức nên tiếp thu chậm là điều dễ hiểu.

Tạo môi trường dạy học thoải mái sẽ giúp trẻ không “sợ” môn văn, không cảm thấy bộ môn này khó nhằn quá như trước đây.

Có một lời khuyên dành cho các gia sư là đừng tiếc 1 lời khen khi thấy sự tiến bộ ở trẻ dù chỉ một ít. Lời khen có tác động lớn đến tâm lý, giúp trẻ cảm thấy những cố gắng của mình có kết quả.

Trẻ sẽ cố gắng học nghiêm túc hơn nhằm mong nhận được những lời khen tiếp theo.

Ngữ văn là môn học trọng điểm trong chương trình học, học kém môn này sẽ ảnh hưởng đến tổng kết kết quả học tập của trẻ.

Hy vọng với những gợi ý trên đây, gia sư có thêm nhiều kinh nghiệm để giúp trẻ hứng thú học ngữ văn lớp 6, đạt được kết quả cao trong những kỳ thi quan trọng.

Share.

Comments are closed.