Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những tình huống sinh viên thường gặp khi đi làm gia sư và cách xử trí

0

Cập nhật vào 19/12

Làm gia sư giúp sinh viên có thêm một khoản thu nhập nhỏ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, sẽ có những tình huống éo le khiến các bạn bối rối, không biết xử lý thế nào. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm dưới đây.

1. Gặp trung tâm gia sư lừa đảo

Đánh vào tâm lý muốn đi làm gia sư để có thêm thu nhập của sinh viên, không ít trung tâm gia sư lừa đảo, tìm cách lừa tiền của sinh viên rồi chạy. Khi gặp phải những trường hợp đó, bản thân sinh viên không thể làm gì ngoài việc mất tiền oan trong khi không thể tìm được lớp dạy như mong muốn.

Lời khuyên tốt nhất dành cho các em đó là tìm hiểu thật kỹ về trung tâm cũng như những dấu hiệu của một trung tâm gia sư lừa đảo, khi nhận thấy những dấu hiệu đó, cần tìm cách từ chối việc hợp tới với họ.

Cảnh giác với những trung tâm gia sư lừa đảo

Cảnh giác với những trung tâm gia sư lừa đảo

Một trung tâm gia sư lừa đảo có những biểu hiện sau:

  • Mức lương rất hấp dẫn.
  • Không nêu rõ yêu cầu đối với người dạy.
  • Việc kiểm tra, đánh giá năng lực của gia sư được tiến hành một cách qua loa.
  • Trụ sở trung tâm lụp xụp, không có thông tin người đại diện, cơ sở rõ ràng.
  • Luôn cố gắng để gia sư nhận lớp.
  • Hợp đồng, quy định không rõ ràng.

Nếu bạn cần thuê gia sư giỏi cho con, hãy tìm đến trung tâm gia sư uy tín tại Hà Nội, hoặc có thể tham khảo tại https://giasuviet.com.vn/gia-su-su-pham-ha-noi.html

2. Gặp phải phụ huynh học sinh khó tính

Một trường hợp nữa mà gia sư là sinh viên gặp phải đó là việc phụ huynh quá khó tính. Việc khó tính ở đây có thể được đánh giá trên nhiều vấn đề khác nhau như đưa ra yêu cầu quá cao, quá khắt khe trong việc dạy và học, luôn theo dõi việc gia sư làm gì, dạy gì, …

Đứng trên phương diện của phụ huynh, việc phụ huynh tỏ ra khó tính đối với gia sư là điều có thể chấp nhận được vì họ là người bỏ tiền ra tìm gia sư về dạy cho con với mong muốn gia sư sẽ giúp con đạt được thành tích cao. Họ cũng rất nhạy cảm với các vấn đề như gia sư không dạy mà ngồi chơi, làm bài hộ con hay đọc cho con chép, …

Do đó, để cải thiện tình hình này, bản thân gia sư nên làm tròn trách nhiệm của mình, dạy trẻ bằng chính năng lực và tâm huyết của bản thân. Chắc chắn, phụ huynh sẽ nhìn ra được thành ý của bạn và tình hình sẽ được cải thiện.

3. Gặp phải học sinh nghịch ngợm, không hợp tác

Thông thường, gia sư gặp phải phụ huynh khó tính có tỉ lệ ít hơn việc gặp phải học sinh nghịch ngợm, không hợp tác trong quá trình học. Để xử lý tình huống này, gia sư có thể vận dụng các cách sau:

  • Tỏ thái độ nghiêm khắc ngay từ buổi đầu.
  • Không có hành vi đùa cợt, hùa theo học sinh.
  • Trao đổi cụ thể về vấn đề của học sinh với phụ huynh và yêu cầu giúp đỡ.
  • Đưa ra những biện pháp trừng phạt (trong phạm vi được phép) để điều chỉnh lại hành vi và thái độ của trẻ.

4. Đến kỳ nhưng phụ huynh không trả thù lao

Nếu sau 1 thời gian đi dạy, gia sư vẫn không nhận được thù lao từ phía phụ huynh thì nên làm gì? Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà không phải gia sư nào cũng có thể xử trí một cách khéo léo. Các bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Gợi ý một cách khéo léo về vấn đề tiền lương (“Ồ, nhanh quá cô/ chú nhỉ, cháu đã dạy em X được hơn 1 tháng rồi đó ạ”, “cô/ chú cho cháu hỏi hôm nay là ngày mấy rồi ạ?”, …)
  • Nếu những gợi ý xã của bạn không thể nhắc nhở phụ huynh, bạn có thể gợi ý gần hơn, thậm chí là trình bày thẳng vào vấn đề để nhận được câu trả lời phù hợp.
  • Nếu lớp gia sư của bạn là do trung tâm gia sư hoặc người quen giới thiệu, bạn có thể nhờ những người trung gian đó tác động đến phụ huynh.
Phụ huynh không trả lương như lịch hẹn
Phụ huynh không trả lương như lịch hẹn

5. Học sinh “quá giỏi”

Gia sư sinh viên đi dạy học sinh để giúp cao em nâng cao trình độ, tuy nhiên, có không ít gia sư nhận lớp rồi mới biết rằng học sinh của mình có trình độ nhận thức tốt, thành tích học của các em rất cao và mình không đủ năng lực để nhận lớp này.

Bạn không nên từ chối thẳng thừng với phụ huynh bằng lí do này, thay vào đó, bạn nên tìm một lí do khách quan, dễ chấp nhận hơn để từ chối lớp học. Nếu bạn lấy lí do không đủ năng lực để dạy trẻ, phụ huynh sẽ đánh giá bạn kém năng lực và việc đi dạy gia sư của bạn về sau sẽ không thể suôn sẻ.

Nếu bạn lần đầu đi làm gia sư môn tiếng Anh, có thể tham khảo kinh nghiệm tại Gia sư luyện thi đại học môn Tiếng Anh cần làm gì để trẻ đạt kết quả tốt

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.