Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị suy giáp khi mang thai

0

Cập nhật vào 07/12

Các bệnh lý về tuyến giáp, phổ biến là suy giáp và cường giáp đều là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và cả thai nhi trong bụng.

Nếu mẹ bị suy giáp trong quá trình mang thai mà không điều trị sớm, đứa trẻ sinh ra cũng có thể bị di truyền bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị suy giáp khi mang thai.

Tuyến giáp là một tuyến nằm phía trước cổ, có nhiệm vụ tiết ra hormone thyroid để điều hòa quá trình hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể. Suy giáp là một trong những bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp và rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo lý thuyết, nếu đang bị các bệnh lý về tuyến giáp thì phụ nữ không nên mang thai. Tuy nhiên nếu đã mang thai thì các bác sĩ vẫn có thể cho thai phụ điều trị bằng thuốc. Hãy cùng chúng tôi tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị suy giáp khi mang thai sau đây:

điều trị suy giáp khi mang thai 1

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ

Nguyên nhân của bệnh suy giáp khi mang thai

Có khá nhiều nguyên nhân khiến sản phụ mắc bệnh suy giáp. Có những nguyên nhân có thể dự báo trước, cũng có nguyên nhân xảy ra âm thầm mà bản thân bệnh nhân cũng không biết:

– Do mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn (còn có tên là Bệnh Hashimoto): thai phụ có thể đã mắc bệnh này từ trước khi mang thai, nhưng do diễn biến của bệnh rất chậm nên không để ý và không biết. Bệnh Hashimoto gây ra tổn thương mạn tính ở tuyến giáp, dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu và suy giáp. Đây chính là nguyên nhân gây suy giáp phổ biến ở phụ nữ mang thai.

– Do bị thiếu I ốt: tình trạng này thường xảy ra ở các vùng miền núi. Trước khi mang thai, có thể sản phụ đã mắc bướu cổ do thiếu I ốt hoặc khi có thai mới bị bướu cổ.

– Do các phương pháp điều trị bệnh cường giáp: cường giáp cũng là một bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Khi mắc bệnh này, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoặc sử dụng I ốt phóng xạ, điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp (liều cao)… Những phương pháp này đều có thể dẫn đến bệnh suy giáp.

– Bệnh nhân có tiền sử suy giáp: sản phụ có thể mắc suy giáp ở lần có thai trước. Khi có thai lần tiếp theo suy giáp có thể tái phát hoặc nặng hơn.

Biểu hiện của bệnh suy giáp khi mang thai chị em cần lưu ý

Sở dĩ cần nhắc nhở chị em lưu ý về biểu hiện của bệnh suy giáp trong quá trình mang thai là bởi các triệu chứng này rất mơ hồ, không đặc hiệu và rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng suy nhược cơ thể, vốn rất phổ biến trong suốt thai kỳ. Bệnh nhân có thể bị một hoặc nhiều triệu chứng như sau: mệt mỏi, hay buồn ngủ, hay đãng trí,  táo bón, nhức mỏi cơ bắp, khan tiếng, phù nhẹ mặt và mắt, da khô, bủng (có thể kèm ra máu bất thường ở âm đạo). Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các biểu hiện của bệnh tại biểu hiện bệnh suy giáp.

điều trị suy giáp khi mang thai 2

Các biểu hiện của suy giáp rất giống triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ

Bệnh diễn biến âm thầm sau khoảng vài tháng. Lúc này, hầu như các hoạt động về thể lực và tinh thần bệnh nhân đều đi xuống, ăn uống không ngon miệng, tóc rụng nhiều, khô, xơ, thậm chí có thể bị hôn mê đột ngột.

Cách điều trị suy giáp khi mang thai

Trước lúc mang thai và trong thai kỳ, người mẹ nên thực hiện các kiểm tra về chức năng tuyến giáp. Nếu có các dấu hiệu của bệnh suy giáp thì cần tiến hành điều trị điều hòa chức năng để tuyến giáp trở về trạng thái bình thường (bình giáp). Các bác sĩ có thể dùng biện pháp bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp (như levothyroxin) để bình giáp. Dùng hormone theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ lịch kiểm tra chức năng tuyến giáp mỗi 6 – 8 tuần một lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách xét nghiệm nồng độ chất FT4 và TSH trong cơ thể. Tất cả các điều chỉnh về liều thuốc đều phải kiểm tra lại sau 4 tuần.

Sau khi sinh con, người mẹ cần nhanh chóng lặp lại liều dùng thuốc ban đầu như lúc trước khi mang thai.

Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh suy giáp ở phụ nữ mang thai là bệnh này có thể di truyền cho con nếu người mẹ không điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp trong quá trình mang thai được đánh giá phát huy hiệu quả rất tốt. Tuyến giáp sẽ nhanh chóng hồi phục, trẻ có thể phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần.

>> 9 thực phẩm giúp giải tỏa căng thẳng, stress khi mang thai

Được tổng hợp bởi tangquahay.net

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.