Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kinh nghiệm ôn luyện tốt môn Lịch sử dành cho sĩ tử

0

Cập nhật vào 09/06

Để đạt điểm cao môn Lịch sử không hề khó nhưng không phải ai cũng biết cách ôn tập môn này hiệu quả.

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là diễn ra kỳ thi Trung học phổ thông – một kỳ thi đánh dấu bước ngoặt trong suốt quá trình học tập, sự thành công hay thất bại của 12 năm học được đánh giá qua kỳ thi này. Do đó, với học sinh và cả các bậc phụ huynh, cần dồn hết công sức, trí tuệ để ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi này.

Môn Lịch sử là một trong những môn thi mà không phải học sinh nào cũng lựa chọn bởi nó khá khó học, đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức cũng như thấu hiểu thực sự về bản chất môn học. Tuy nhiên, vì những lí do khác nhau mà môn thi này vẫn được nhiều sĩ tử lựa chọn.

Để giúp các em học sinh đạt được điểm cao trong môn thi này, bài viết dưới đây chia sẻ những kinh nghiệm cũng như lưu ý trong quá trình ôn tập và làm bài thi. Mời thầy cô, phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo.

Xem thêm: Kinh nghiệm ôn luyện tốt môn Địa lý dành cho sĩ tử

1. Hiểu được bản chất vấn đề thay vì “học tủ”

Lịch sử là môn học không hề đơn giản với rất nhiều các kiến thức liên quan đến mốc thời gian, sự kiện, số liệu, do đó, để học tốt cũng như đạt thành tích cao trong học tập, các em học sinh không nên học theo hình thức “học tủ” mà nên hiểu rõ bản chất của vấn đề. Với các câu hỏi đặt ra theo hình thức trắc nghiệm đi từ dễ đến khó để phân loại thí sinh, muốn đạt được điểm cao, thí sinh cần nắm rõ bản chất vấn đề, có sự suy luận theo logic để tìm được phương án trả lời chính xác. Có rất nhiều các câu hỏi Lịch sử được đưa ra tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu thí sinh không nắm rõ bản chất vấn đề thì sẽ dễ dàng chọn phương án sai. Với tỉ lệ chọi rất cao, để vào được trường Đại học mong muốn, khoảng cách về điểm số dù chỉ là 0.25 điểm cũng sẽ dẫn đến kết quả “trượt” hay “đỗ”, chính vì thế, với những thí sinh lựa chọn môn Lịch sử mà môn thi để giành một tấm vé bước vào cổng trường Đại học, các em nên ôn tập và học bài bằng chính tình yêu, sự quyết tâm để có được kết quả như mong muốn. Có thể chọn gia sư tại Trung tâm gia sư giỏi Hà Nội https://giasuviet.net.vn/ để  giúp bạn học tốt môn học này.

Bức hình minh họa tình trạng học tủ mang tính hài hước

Bức hình minh họa tình trạng học tủ mang tính hài hước

2. Liên hệ kiến thức thực tiễn trong khi làm bài

Một vấn đề liên quan đến xã hội được phân tích và liên hệ với những sự kiện thực tế sẽ nâng cao tính thuyết phục cũng như nâng cao điểm số. Chính vì vậy, để có được điểm số cao với môn Lịch sử này, ngoài việc ghi nhớ chính xác các sự kiện diễn ra trong lịch sử, các em cần có sự liên hệ thực tế, so sánh và đưa ra dẫn chứng. Điều này cho thấy các em không phải là một người học “vẹt” mà thực sự quan tâm, yêu thích môn học, có sự hiểu biết về quá khứ cũng như hiện tại. Chắc chắn, bài thi của các em sẽ được các giám khảo đánh giá cao.

3. Phân chia nội dung để ôn tập trong thời gian phù hợp

Kiến thức trong 3 năm học cần được thể hiện trong toàn bộ bài thi một cách hiệu quả nhất. Với lượng kiến thức nhiều như thế, các em học sinh nên có sự phân chia hợp lý với từng chủ đề trọng tâm khác nhau, trên cơ sở đó, phân chia thời gian phù hợp để đảm bảo rằng các em sẽ nắm chắc được kiến thức trước kỳ thi quan trọng này. Ngoài việc phân bổ thời gian để ôn tập, thời gian để nghỉ ngơi cũng cần được chú trọng, có sức khỏe, mới có thể hoàn thành tốt quá trình ôn tập của mình. Trong thời tiết nắng nóng này, cha mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất, hạn chế việc ra đường vào những giờ cao điểm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các em.

4. Vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức

Với lượng kiến thức khổng lồ được chứa trong những quyển sách dày cộp, các em không thể cầm sách lên và ngồi ghi nhớ từng dòng, từng trang một, chắc chắn, sau khi đọc một hồi, ngày mai các em chỉ nhớ được một lượng kiến thức rất nhỏ, việc học như thế, các em cũng không thể hiểu rõ bản chất vấn đề, do đó, điểm số cũng không thể nổi trội. Thay vì việc căng mắt nhìn từng trang sách, các em có thể dành thời gian để tổng hợp lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Cách học này hết sức khoa học, vừa loại bỏ sự nhàm chán vừa giúp các em dễ dàng hệ thống lại khối lượng kiến thức, trên cơ sở đó sẽ có sự phân chia hợp lý về thời gian và hình thức ôn tập.

Học lịch sử bằng sơ đồ tư duy

Học lịch sử bằng sơ đồ tư duy

5. Luyện đề thi

Việc ôn tập tại nhà sẽ hoàn toàn khác với việc ngồi làm bài trong phòng thi. Sự khác biệt về không gian và tâm lý dễ dẫn đến việc các em lo lắng, không thể tư duy tốt để làm bài thi hiệu quả. Một cách để các em làm quen với cấu trúc cũng như hạn chế tâm lý lo sợ khi vào phòng thi đó là luyện tập thường xuyên các đề thi thử, đề thi từ các năm trước. Hình thức này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả, nhớ lại kiến thức cũng như có sự căn chỉnh thời gian hợp lý, loại bỏ trường hợp thiếu thời gian làm bài mà đạt điểm số không cao.

Luyện đề thi để có kinh nghiệm làm bài khi đi thi thực sự

Luyện đề thi để có kinh nghiệm làm bài khi đi thi thực sự

Bài viết được tổng hợp bởi Tặng quà hay – Quà tặng độc đáo

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.