Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh rối loạn nhân cách

0

Cập nhật vào 07/12

Hiện nay thì số lượng người bị rối loạn nhân cách ngày càng tăng lên. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh rối loạn nhân cách.

Bệnh rối loạn nhân cách là các rối loạn hình thành tính cách và xu hướng hành vi của một cá nhân, là một bệnh tâm thần ranh giới, biểu hiện những nét tính nết bệnh lí đặc biệt, nhân cách mất thăng bằng, rối loạn sự thích nghi của cá nhân với môi trường và các mối quan hệ bình thường với những người xung quanh.

Rối loạn nhân cách thường phát triển ở lứa tuổi vị thành niên, vì thế nên người ta không chẩn đoán rối loạn nhân cách trước 16 – 17 tuổi. Bệnh thường kéo dài hết đời người. Rối loạn nhân cách chủ yếu là sự biến đổi các thuộc tính về ý chí, nhưng trí tuệ vẫn còn được duy trì tương đối bình thường.

Các dấu hiệu nhận biết người bệnh rối loạn nhân cách

Lạm dụng rượu hay chất kích thích

dau-hieu-nhan-biet-nguoi-mac-benh-roi-loan-nhan-cach

Người mắc bệnh thường lạm dụng rượu

Những người bị rối loạn nhân cách nhiều khi có suy nghĩ tiêu cực về các vấn đề trong cuộc sống. Họ luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng dù chỉ là những vấn đề rất nhỏ. Họ làm quá và nghiêm trọng hóa mọi vấn đề. Những lúc như vậy người bị rối loạn nhân cách rất ít chia sẻ với mọi người xung quanh mà thường tìm đến rượu, thuốc lá để có thể quên đi cuộc sống thực tại.

Luôn nghĩ rằng mọi quyết định, phán đoán của mình là đúng

Sự phán đoán này dẫn đến những lý giải lệch lạc, vô lý và thường bất chấp thực tế. Bệnh nhân thường phán đoán theo một logic riêng để bảo vệ quan điểm và những nghi ngờ của riêng mình. Từ đó, họ từ chối tất cả những phê bình. Người bệnh buộc mình phải là trung tâm của sự chú ý, từ đó có những hành vi, thái độ kỳ dị để lôi kéo sự quan tâm của mọi người. Họ thiếu ăn năn với những lỗi lầm của mình và thường xuyên tái phạm, thiếu trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, sống ích kỷ, mê mải với bản thân. Từ đó, họ có những hành vi, thái độ không thích hợp để phục vụ cho cái “tôi” của mình.

Đánh giá cao bản thân quá mức

Đây là một nét cơ bản làm cho bệnh nhân luôn có sự đánh giá hay đề cao quá mức bản thân và dẫn đến cảm giác tự tôn và tính cách độc tài chuyên chế và ngạo mạn của họ.Họ luôn chắc chắn về tính đúng đắn trong quan điểm của họ mà họ muốn thực hiện sự chia sẻ hay áp đặt quan điểm này cho người khác. Họ có vẻ lạnh lùng, xa cách, không có khả năng hài hước vui đùa. Họ luôn tỏ ra mình là người khách quan và hợp lý trên mọi phương diện. Nhưng bên dưới vẻ lạnh lùng xa cách là một sự kìm nén cảm xúc và căng thẳng cao độ.

Tính đa nghi và tự ái quá mức

dau-hieu-nhan-biet-nguoi-mac-benh-roi-loan-nhan-cach

Họ luôn trong trạng thái đa nghi

Bệnh nhân luôn sống trong sự lo sợ nghi ngờ bị người khác lừa gạt, từ đó dẫn đến các mối nghi ngờ đối với bạn bè, đồng nghiệp và bạn tình. Họ dễ dàng cảm thấy bị phật ý mất lòng, dễ dàng biểu lộ tự ái và có thể phản ứng một cách quyết liệt như: nổi khùng, kích động tấn công hay thù hận dai dẳng. Họ có những niềm tin kỳ lạ, mê tín dị đoan thái quá…

Tính khí thất thường

Người bệnh dễ bị kích thích, hay gây hấn, dối trá, lọc lừa, hỗn hào với cha mẹ, anh em, người lớn tuổi. Một số lại miễn cưỡng, tránh né trong hoạt động nghề nghiệp, giao tiếp, chỉ dám làm việc khi có người bảo trợ, chịu trách nhiệm thay cho mình.

>>>Xem thêm…: Phòng bệnh Zona thần kinh bằng phương pháp tiêm chủng

Rối loạn nhân cách là căn bệnh chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ cộng đồng. Trong nhiều trường hợp không dễ dàng nhận ra có rối loạn nhân cách vì suy nghĩ và hành động người bệnh có vẻ tự nhiên. Khi phát hiện bạn bè, người thân của mình mắc căn bệnh này thì chúng ta cần có liệu pháp điều trị kịp thời để giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.