Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

3 điều cần làm để đạt điểm cao phần thực hành môn Địa lý

0

Cập nhật vào 19/11

Phần bài tập thực hành môn Địa lý là phần dễ lấy điểm nhất trong cấu trúc đề thi. Bài viết sau sẽ gợi ý những bí quyết làm bài đạt được điểm cao cho thí sinh.

Câu bài tập địa lí tương ứng với 3 điểm trong đó phần vẽ biểu đồ hoặc lược đồ được 1,5 – 2 điểm. Vì vậy nếu thí sinh làm sai bài thực hành thì bài thi địa sẽ được điểm thấp.

Để làm tốt bài thực hành địa lí thí sinh cần nắm chắc một số bí quyết để nhận biết các dạng biểu đồ và vẽ đúng các dạng biểu đồ địa lí để đạt được điểm cao. Sau đây là những bí quyết để đạt điểm cao trong bài tập thực hành.

Thí sinh chăm chú làm bài thi

Thí sinh chăm chú làm bài thi

1. Nghiên cứu kỹ đề bài và xác định biểu đồ

Trước hết phải nghiên cứu kĩ đầu bài để chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất, vì nếu như xác định sai biểu đồ thì học sinh sẽ mất điểm phần này và bài thi không thể đạt điểm cao. Để lựa chọn đúng biểu đồ căn cứ quan trọng là dựa vào yêu cầu của đề bài và ý nghĩa của biểu đồ. Tiếp đến là học sinh phải nắm chắc các kĩ thuật thể hiện, các yêu cầu đối với từng loại biểu đồ.

2. Vẽ biểu đồ

  • Phần vẽ biểu đồ là quan trọng nhất, được nhiều điểm nhất, nếu vẽ sai sẽ không có điểm. Phần nhận xét thì tuỳ theo cách hỏi: nếu hỏi nhận xét và giải thích trên cơ sở số liệu của đầu bài kết hợp với biểu đồ đã vẽ thì dù biểu đồ vẽ sai nhưng nhận xét và giải thích đúng thì nhận xét và giải thích vẫn có điểm.

Biểu đồ tròn là một dạng thường gặp trong đề thi

Biểu đồ tròn là một dạng thường gặp trong đề thi

  • Yêu cầu chung đổi với biểu đồ: Biểu đồ cần phải ghi đầy đủ: tên biểu đồ, tên trục (đối với biểu đồ cột và đường), tên hình tròn (đối với biểu đồ tròn có từ hai hình trở lên), số liệu trên biểu đồ, chú giải (nếu thể hiện từ hai đối tượng trở lên); đảm bảo chính xác, sạch, đẹp.

Cũng là một môn xã hội khó, môn ngữ văn khiến rất nhiều học sinh khóc ra nước mắt mỗi khi trải qua các kỳ thi. Tham khảo thêm 6 điều cần làm để bài thi Văn đạt điểm cao.

3. Phân tích và nhận xét bảng số liệu thông kê

  • Đọc kĩ yêu cầu của đề bài, không bỏ sót các dữ kiện
  • Phân tích các số liệu ở tầm khái quát cao trước khi đi vào các chi tiết, xử lí số liệu ở nhiều khía cạnh: tính cơ cấu, tính tốc độ, độ tăng giảm…
  • Tìm mối quan hệ giữa các số liệu: nguyên nhân, hậu quả, giải pháp….
  • Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện theo yêu cầu của đề bài địa lí. Trường hợp thường thấy là yêu cầu của đề bài là dựa vào bảng số liệu để phân tích hiện trạng của một ngành hay một vùng nào đó. Khi đó học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng số liệu, trả lời các câu hỏi đại thể như: Do đâu mà có sự phát triển như vậy, điều này diễn ra chủ yếu ở đâu, hiện tượng này có nguyên nhân và hậu quả như thế nào…

Phân tích và nhận xét biểu đồ cũng là một bí quyết lấy điểm dễ dàng

Phân tích và nhận xét biểu đồ cũng là một bí quyết lấy điểm dễ dàng

  • Không được bỏ sót các dữ kiện. Bởi vì các dữ kiện khi được đưa ra đều có chọn lọc, có ý đồ trước đều gắn liền với nội dung của bài học trong giáo trình. Nếu bỏ sót các dữ kiện, sẽ dẫn đến các cách cắt nghĩa sai, sót. Nếu bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối (ví dụ: triệu tấn, tỉ mét, tỉ kw/h …), thì nên tính toán ra một đại lượng tương đối (%), như vậy bảng số liệu đã được khái quát hoá ở một mức độ nhất định, từ đó ta có thể dễ dàng nhận biết những thay đổi (tăng, giảm, những đột biến,…) của chuỗi số liệu cả theo hàng ngang và hàng dọc. Nhưng khi phân tích phải sử dụng linh hoạt cả chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối (%)
  • Khi trình bày nhận xét phải theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp, … bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục. Vì vậy, học sinh cần phải nắm được các mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng địa lí; mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với dân số, giữa tự nhiên với dân cư và kinh tế xã hội…
  • Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với yêu cầu…

Bài viết được chia sẻ bởi https://giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-5-tai-ha-noi.html

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.